Dương Quan Lân-Kỳ đàn tôn sư

Hồi IV:Hùng xưng Hương Cảng
“Thanh xuân tráng niên trạm mã lộ
Bạch phát lão đầu toạ mã lộ
Mã lộ tức thị kỳ thủ gia
Mã lộ tức thị kỳ thủ mộ …”
Danh gia một thời của Trung Hoa kỳ nghệ là Tạ Hiệp Tốn đã từng cảm thán mà nói như thế khi bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống vất vả,lang thang của các tay giang hồ kỳ thủ
.Dương Quan Lân sau khi thành danh ở Quảng Châu,lòng bỗng tràn đầy ham muốn,muốn đem tài nghệ của mình đi đến khắp nơi đánh cờ,kết bạn.Sóng gió giang hồ lại bắt đầu từ đây.Lúc này ở thành Quảng Châu sau khi Dương Quan Lân thượng đài đánh thắng Lư Thiên Vương,Dương bỗng nhiên trở lên nổi tiếng và được xếp vào hàng cao thủ của Hoa Nam.Ngày ngày,ngoài việc chơi cờ kiếm độ ra,Dương Quan Lân vẫn thường hay lui lại nhà họ Lư để xin chỉ giáo thêm,ở đây Dương đã kết tình huynh đệ thâm giao với Lý Chí Hải người cũng trạc tuổi như Dương.Lý Trí Hải sinh năm 1926,vốn người Tân Hội tỉnh Quảng Đông theo học cờ Lư Thiên Vương được mấy năm,kỳ nghệ đã đạt mức cao siêu,khó đoán.Xét về trình độ Lư Huy vẫn đánh giá Dương hơn Lý một chút.Mùa thu năm 1949,Dương Quan Lân và Lý Chí Hải,hùng tâm nổi dậy,đã rời Quảng Châu,trên cùng một chiếc thuyền,giương buồm no gió tiến thẳng về Hồng Kông(Hương Cảng).
Sang đến Hồng Kông,Dương Quan Lân và Lý Chí Hải tất nhiên không thể thoát khỏi cuộc sống giang hồ,kiếm độ.Hai người trở thành 1 cặp ăn ý,vì là nơi đất khách quê người nên 2 người bọn họ luôn luôn sát cánh cùng nhau,đi lại,ăn ở cũng cùng nhau luôn.Từ cuối thế kỷ 19,Hồng Kông đã là thương cảng sầm uất,cuộc sống phồn hoa và náo nhiệt chẳng kém gì các đô thành có tiếng trong lục địa.Dân Hoa Kiều ở Hồng Kông cũng rất mê cờ và máu mê đánh độ chẳng kém gì ở Quảng Châu.Lúc này Dương Quan Lân và Lý Chí Hải trình độ ngay tại Quảng Châu,đất cờ của Hoa Nam đã thuộc hàng cao thủ nên việc họ liên tiếp đả bại rất nhiều tay cờ có thứ hạng ở Hồng Kông này chẳng phải là điều gì to tát lắm.Tiếng tăm của họ khi mới sang Hồng Kông thì ít người biết đến nhưng chỉ vài tháng sau khi đặt chân xuống Hồng Kông,Dương Lý đã nổi như cồn.Giới cờ Hồng Kông đều truyền tai nhau về 2 cao thủ trẻ mới đến từ lục đia và đều tỏ ra ngán ngẩm về công lực thượng thừa của 2 tay cờ lạ hoắc đấy.
Chuyện đến tai Đổng Văn Uyên,một quái kiệt của cờ tướng Trung Hoa.Đổng Văn Uyên vốn người Hàng Châu tỉnh Chiết Giang,từ nhỏ đã nổi danh là thần đồng,có lối đánh rất táo bạo và đầy gan góc.Đổng Văn Uyên cũng là 1 tay cờ giang hồ đáng sợ.Từng mở miệng thách đấu với cả “Thất tỉnh Kỳ vương” là Châu Đức Dụ và đã hạ họ Châu với tỷ số cách biệt.Danh tiếng từ đấy vang xa khắp thiên hạ.Khi Đổng sang Hồng Kông nhất thân tuyệt nghệ,đánh đâu thắng đó thế như chẻ tre,và nghiễm nhiên đã trở thành vua cờ ở nơi này.Môn đồ theo học dưới trướng họ Đổng vì thế là rất đông đảo.Khi Dương Quan Lân và Lý Chí Hải sang Hồng Kông,Đổng Văn Uyên đương là đài chủ bất khả chiến bại của Hồng Kông.Học trò Đổng Văn Uyên đã từng xem Dương,Lý trổ tài và nói lại cho Đổng Văn Uyên biết.Đổng chỉ cười xuông chứ chẳng nói câu gì !.Trong mắt họ Đổng,những tay cờ giang hồ trẻ măng đó chỉ là hàng vô danh tiểu tốt không có gì phải đáng ngại hết !.
Dương Quan Lân thăm dò cũng biết sơ sơ qua về Đổng Văn Uyên.Dương Quan Lân muốn trổ tài cho Đổng biết tay mới âm thầm lên đài để đấu cờ với họ Đổng nhưng vì trình độ của Đổng Văn Uyên quá mức cao siêu nằm ngoài dự đoán của Dương nên kết quả Dương thua Đổng thắng.Bỗng nhiên 1 cảm giác đau khổ dằn vặt xuất hiện,Dương ngậm ngùi rời đài,lòng buồn man mác.Đang không biết làm gì thì bỗng nhiên từ chỗ đông người đến xem trận đó.Dương chợt thấy có bóng một người quen quen.Vừa thấy người đó,Dương Quan Lân như trút bỏ hết ưu sầu,lòng vui trở lại vôi vã chạy đến gần người kia và cất tiếng hỏi thăm đầy kính trọng.
“Phùng tiên sinh,dạo này vẫn khỏe chứ,vãn bối xin được chào người”.
Người kia quay lại,thái độ e ngại,chỉ khum tay lấy lễ chứ không nói gì.Dương vội cúi đầu đáp lễ,mỉm cười và xúm xít quanh người đó.Con người đó có dáng người như một nhà nho mực thước,chậm giãi suy tư lại chính là danh thủ Phùng Kính Như,một trong “Tứ Đại Thiên Vương” của Quảng Đông,cực kỳ có danh vọng trong làng cờ Hoa Nam.Phùng Kính Như nổi tiếng là cao thủ khiêm nhường,có lối chơi cẩn mật,thận trọng và tế nhị,ông là một trong những nhân vật có tài nghệ kinh hồn,rất giỏi sử dụng thế trận “Đơn Đề Mã”,là thế trận mà Dương rất thích thú và coi như pháp bảo kiếm độ của mình.Thời trai trẻ,Phùng Kinh Như kỳ nghệ siêu phàm,tuy ít tham gia cờ độ nhưng được giới cờ Hoa Nam rất mực nể phục,xếp ông vào hàng các đại cao thủ đương thời.Năm 1930,tại cuộc “Tượng kỳ Đông Nam đại chiến” ở Hương Cảng có mời 4 tay cờ giỏi nhất đại lục tham gia là Tạ Hiệp Tốn,Lâm Dịch Tiên,Châu Đức Dụ và Phùng Kinh Như cùng tranh tài.Dân cờ Hồng Kông đã rất mến mộ họ Phùng.Sau này Phùng Kinh Như thường xuyên qua lại lục địa và Hồng Kông luôn.Khi còn ở Quảng Châu đã có lần Dương Quan Lân thấy Phùng Kinh Như đàm đạo sau này lại được Lư Huy nói thêm về danh thủ này khiến Dương rất khâm phục.Dù chỉ là có duyên mà gặp trong thoáng chốc nhưng với Dương Quan Lân cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi rất nhiều về tư tưởng cờ tướng của họ Dương.
Sau cuộc hội kiến Phùng Kinh Như đó,Dương Quan Lân như tỉnh cơn say,mới bàn với Lý Chí Hải rằng họ sẽ ở lại Hồng Kông thêm một thời gian nữa,tham gia và trở thành đội viên chính thức của Hương Cảng tượng kỳ hội(tiền thân của Hội nghiên cứu cờ tướng Trung Quốc).Mục đích chính của hội là quảng bá và phát triển phong trào cờ tướng nơi đây thông qua các mục cờ trên báo và mở ra các giải cờ thường xuyên cho người hâm mộ.Từ đó Dương Quan Lân và Lý Chí Hải từ chỗ chỉ là tay cờ giang hồ đã trở thành những nhà chuyên môn về cờ,tham gia viết bài và tổ chức các hoạt đông về cờ của Hồng Kông một cách công khai và chính thức.
Giải vô địch cờ tướng Hồng Kông lần đầu tiên do chính Hiệp hội này tổ chức giành cho tất cả thành viên của hội đã được diễn ra vào đầu năm 1950.Kết quả cuối cùng,Dương Quan Lân oanh liệt giành ngôi vị quán quân còn Lý Chí Hải cũng đoạt được ngôi vị Á quân toàn giải.Từ đấy tên tuổi của 2 người càng được giới cờ Hồng Kông biết đến và mến mộ.Dương Quan Lân và Lý Chí Hải từ chỗ người sơ bỗng trở thành người thân của giới cờ Hồng Kông.Từ sau khi đạt thành tích cao tại giải Hiệp hội lần đầu tiên đó,Dương Lý đã được nhiều quan chức và hào phú ở Hồng Kông chú ý và tìm đến để làm quen nhưng không phải ai Dương,Lý đều có cảm tình.Có những người chỉ vì ham danh muốn bỏ tiền mua chuộc muốn Dương đánh cờ với họ và nhượng danh cho nhưng Dương đã thẳng thừng từ chối.Chính vì vậy,Dương Lý rất được lòng thành viên trong hội.

Có một câu chuyện kể rằng,vào năm 1950,danh kỳ Thượng Hải là Hà Thuận An đi giang hồ qua Hồng Kông chơi nhưng bị mất hết tiền bạc,lại chẳng có huynh đệ thân thiết.Bất đắc dĩ phải tìm đến đồng hương mong tìm cách trở về Thượng Hải.Những người đồng hương với Hà Thuận An rất thông cảm muốn cho Hà Thuận An thượng đài đấu cờ với Đổng Văn Uyên để lấy tiền làm lộ phí nhưng vì Đổng Văn Uyên nhất quyết từ chối nên họ Hà buộc phải tìm đến Hiệp hội cờ tướng Hồng Kông nơi Dương Quan Lân và Lý Chí Hải đang làm để tìm sự giúp đỡ.Dương Quan Lân nhất động tâm can hiệp nghĩa,mới mời Hà Thuận An lưu lại chỗ mình sau đó lấy danh nghĩa là quán quân Hương Cảng dựng lên chuyện đấu cờ thách đấu với Hà Thuận An.Người hâm mộ nghe thấy phấn khích kéo đến rất đông.Nhờ thế Hiệp hội thu được một khoản phí kha khá.Dương liền đem cho họ Hà luôn để làm lộ phí đi đường.Hà Thuận An cảm kích,từ biệt Dương Quan Lân hẹn ngày tái ngộ.Khi Hà đi rồi,Dương mới ngoảnh lại nói với bạn bè trong Hội rằng :”Dịch sĩ tuy hàn,kỳ hành cao nhã”.Bàn bè của Dương đều gật đầu tỏ ra thông cảm và đồng ý với cách làm của Dương.Sau đó ai nấy đều vui vẻ.
SHARE

About binhphan

    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét